Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

Viết cho Bé GEORGE 2 tuổi

Chàng trai, con đã 2 tuổi rồi đấy!

Nếu như lúc 2 tuổi, chị Xu của con nói chuyện cả ngày như chim hót, thì con lại lười nói lắm. Con chỉ gọi ông, gọi bà, gọi mẹ, gọi ba khi con muốn một điều gì đấy, chẳng hạn như xem YouTube, ăn quả. Còn không thì, con chỉ cười và hét thôi. Hehe
Sở thích của con lúc 2 tuổi này ư? Ồ, con thích sách. Nói đúng hơn là con thích xem truyện tranh và nghe mọi người đọc, kể cho nghe. Nó thật tuyệt! Con có thể chăm chú cả giờ lật giở từng trang truyện tranh, ngắm nhìn và cười thích thú. Có những cuốn truyện con thích, ngày nào cũng chọn nó và đưa ba, mẹ hay chị Xu kể cho nghe. Chẳng hạn cuốn “cáo Ken và sự vật”, “Chấm tròn ơi đi đâu thế”, “Ôm chầm”, các cuốn truyện tranh về các con vật, cảnh vật, âm thanh…


Những cuốn sách tiếng Anh của chị Xu, con cũng rất thích xem. Rồi đến các cuốn tạp chí đặc phong cách MCer của trường chị, con cũng xem đi xem lại, không bỏ sót số nào. Tối nào mà ba ở nhà, trước khi đi ngủ, con đều đòi ba đọc cho nghe, ba không có nhà thì đã có mẹ. Con biết không, có những sớm, khi ba mẹ còn đang khò khò, con đã mò dậy, bò ra đống sách. Hi vọng, những tháng ngày sau này, con luôn giữ niềm đam mê với sách, chàng trai nhé.
Có một giai đoạn, con rất thích chiếc quần chấm cam, đũng hình mặt sư tử. Một món quà bà ngoại cho con. Mỗi khi con tè ướt, bà vú phải giặt ngay chiếc quần đó cho con, nhiều hôm không chờ phơi khô mà phải khò cho nhanh khô. Hôm nào tắm mà mẹ mặc cho con quần khác, y rằng trước khi đi ngủ con sẽ lục tung chỗ quần áo của mình để tìm chiếc quần thần thánh. Buổi sáng dậy, nếu con thấy mình không mặc quần chấm cam hình sư tử, y rằng con sẽ bò cầu thang lên sân phơi quần áo, để lấy chiếc quần đó. Mẹ bảo, con thích quần áo hoa lá, chim cò, có thiên hướng nghệ thuật. Ba bảo, thật hả, cùng chờ xem, hehe.
Con trai, bé xíu mà con rất nhanh hình thành nền nếp. Lịch trình một ngày bình thường, đến giờ nào là con nhớ đến việc đó, ăn, đi chơi, xem truyện, ngủ trưa, xem YouTube. Đến giờ mà sự kiện không diễn ra, hẳn nhiên con sẽ đòi. Chuyện uống sữa bình nữa, ngoài mẹ ra, chẳng ai có thể cho con uống sữa được. Dẫu bụng con có đói đến mấy, con có thể ăn, nhưng riêng uống sữa, chỉ mẹ cho con mới uống. Mẹ có đi vắng thì con nhịn, chứ nhất định không chịu ba hay ai khác.
Lúc con được 18 tháng, chúng ta có cho con đi lớp. Nhưng dịch Covid-19 khiến con mới chỉ quen cô, quen bạn được mươi ngày đã phải nghỉ dài dài. Ngay lúc này đây, dịch bệnh vẫn hoành hành chưa thôi. Cũng vì dịch mà gia đình chúng ta chưa có chuyến dã ngoại xa xa nào. Con ít được ra ngoài, ít gặp bạn bè. Việc kinh doanh trà thái nguyên của gia đình cũng chậm đi.
2 tuổi, con là một cậu nhóc hay cười, quấn mẹ, thích khám phá. Và điều tuyệt nhất, con tiếp tục nhân lên nhiều yêu thương trong gia đình chúng ta.

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

Cách chọn nước tốt pha trà ngon

 Đã có trà ngon vấn đề quan trọng nhất là phải có nước tốt để pha trà ngon. Từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, tất cả trà nhân bốn biển đều đồng ý nước là vấn đề căn bản nhất sau trà. Cổ nhân vẫn gọi nước là trà hữu, là người bạn thân thiết của trà vì lẽ đó.

1. Cách chọn nước tốt pha trà của cổ nhân

Lục Vũ khẳng định một câu nói đã trở thành khuôn vàng thước ngọc cho Trà Nhân cả ngàn năm nay: nước suối núi hạn nhất, nhì đến nước sông, ba đến nước giếng - sơn thủy thượng, giang thủy chung, tính thủy hạ. Nhiều ngày ẩn giật vứt bỏ phồn hoa, đô hội xa lánh tất cả những thú vui vật chất của tục, nhưng vẫn dựng lều bên suối để sẵn nước pha trà. Thi hào Ức Trai người đã hoàn thành công nghiệp hiển hách giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm mang thanh bình và tự chủ lại cho dân tộc cũng chỉ ao ước về núi Côn Sơn. Nơi đây Ngài dựng lều tranh dưới núi mây, múc nước suối pha trà ngồi gối đầu trên đá ngủ: "Hà thời kết ốc vân phong hạ Cấp thủy phanh trà trẩm thạch miên"


>> https://chetrathainguyen.com/chon-nuoc-pha-tra-thai-nguyen Như chúng ta đã thấy, Trà Kinh cũng nói rằng lấy nước suối không phải bậy bạ đâu lấy đó. Nước từ thác cao đổ xuống, không được nước suối ở khúc chảy siết qua, các cũng không được múc nước ở suối. Tốt nhất là phải lấy ở khúc suối chảy trên sỏi, chảy vào hồ. Nước sông phải là sông ngày xưa, thời xưa đã bị nhiễm độc. Ngày nay, tuy nhiên cũng phải lấy ở thượng nguồn, lấy ở giữa dòng nơi sông không chảy xiết. Nước phải xa nơi người ở và nước giếng thì cũng giếng thượng hạng. Nước giếng thường là giếng của chùa, chùa ở trên núi hoặc ít nhất cũng là nơi xa nơi đô thị phồn tạp.

2. 20 nguồn nước đệ nhất thiên hạ đời Đường

Cũng ở đời Đường, Trương Hữu Tân trong Tiễn Trà Thủy Kế Sách viết nước pha trà liệt kê ẩn 20 nguồn nước đệ nhất thiên hạ: - Một thứ nhất là nước ở động Thủy Liêm ở Khang Vương Cốc trên núi Long Sơn. - Thứu đến suối Thạch Tuyền chùa Huệ Sơn ở huyện Vô Tích - Thạch Tuyền Lan Khê ở Kỳ Châu hạng ba. - Đọc Tình Lãnh trên núi Phủ Tử Sơn ở Hạp Châu hạng tư - Thạch Tuyển ở Khổ Khâu tự Tô Châu hàng năm - Nước đầm Phương Kiền, Quải Hiền tự, Lô sơn - Nam Linh thuộc Dương Tử Giang - Suối Tây Sơn Hồng Châu - Hoài Thủy huyện Bách Nham Đường Châu - Nước trên Đỉnh Long Trì sơn Long Châu - Nước chùa Quan Âm huyện Đan Dương - Nước chùa Đại Minh Dương Châu thượng nguồn Hán Giang - Nước Hương Khê trong động Ngọc hư động Quý Châu - Nước Tây Lạc Vũ quan Thương châu - Nước Ngô Tùng Giang - Nước ở tháp Cao Nhàn Trưởng ở Tây nam lãnh Thiên Đài Sơn - Suối Viên truyền Liễu Châu - Hán Thủy huyện Nghiêm Lăng Đồng Lô - Tuyết thủy chứa tuyết lấy nước Trương Tiên Sinh đã đi hết hàng ngàn 500 sông để thử trà, thử nước. Nhà đại văn hào Âu Dương Tử đời Tống cũng là có lời bàn về 20 nguồn nước này ở Trương Hữu Tân sách Đại Minh thủy ký. Sau đó, mặc dù không phủ nhận Trương Hữu Tân là một cao thủ trong trà giới. Nhưng cũng nói thẳng: "Dục cử thiên hạ chi thủy nhất thị thứ đại khi giả vọng thuyết dã".

>>Xem thêm:

3. Những câu chuyện cổ nhân lấy nước pha trà

Ngày xưa, để có được nước tốt pha trà, Trà nhân đã phải kỳ công chuyên chở kèo lại để có cho được nước suối nước giếng tốt. Không thiếu những chàng ân lang thang tận rừng sâu, leo tận núi cao để tìm cho được nước ngon. Khi một dòng suối, một đỉnh ngon lành được phát hiện là cả một biến cố trong giới Trà sĩ. Có hàng vài trà sự liên quan đến các suối danh tiếng này.
Tuy nhiên, vẫn có nguồn nước địa phương ít người biết đến. Như truyện Trương học sĩ, trà thủ danh tiếng vẫn cầu kỳ Tốn tiền chuyển nước ở một danh tuyền xa xôi mang về. Đến khi quen với một hòa thượng cùng huyện, Trương Học Sĩ rất hãnh diện về nước trà của mình và thiết trà cho vị hòa thượng cũng là một chàng nhân cao thủ không lộ danh. Khi uống trà xong, vị hòa thượng này nói: "Ngay gần chùa tôi có suối tôi pha trà bằng nước suối này, không hiểu sao nước suối này và nước ông thật giống nhau". Trương Học không tin sẽ không tin mang trà nước lại chùa, pha trà bằng nhiều loại nước khác nhau trong đó có nước suối nhà chùa và nước suối danh tiếng của mình. Quả thực uống thử cả mấy chục loại nước, nhưng hòa thượng vẫn nhận ra ngay hai loại trước đó. Trương Học Sĩ rất kính trọng vì hòa thượng. Về sau đỡ tốn công của mang nước từ xa về để uống trà.
Trà Minh Cường tản mạn x

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

Cách sản xuất Hồng Trà có thể bạn chưa biết?

Loại hồng trà là loại trà được sản xuất qua 3 giai đoạn chính. Các bạn cùng Trà Minh Cường tìm hiểu nhé!

1. Ải trà

Trà tươi mới hái về phải được không trong nhà hoặc ngoài nắng từ 8 giờ đến 24 giờ.Ngày trước hoặc với loại trà quý người ta thường dùng tay chải chà trên các mẹt tre phơi ở ngoài sân hay ở trong nhà thoáng khí. Với sản xuất lớn trong kỹ nghệ người ta phải dùng đến hệ thống các tấm phản lớn nếu khí hậu ẩm và lạnh lại phải dùng quạt thổi hơi ấm vào cho trà mau héo.


Giai đoạn này tiếng việt ta gọi là ải trà hay hong trà. Danh từ Hán ngữ gọi là Nuy diêu tương đương với Anh ngữ gọi là wither. Mục đích của giai đoạn này để cho trà tái đi, mất nước, và mềm hơn. Hai loại hồng trà vào ô long đều trải qua giai đoạn này.  Trái lại lục trà thì trải qua giai đoạn hơi tương tự tạm gọi là sấy mềm mà ta sẽ nói riêng ở phần sau.

2. Ủ trà

Trà sau khi hùng vài đã mất đi nửa trọng lượng cũ. Trà lúc này tại mềm được đưa vào máy quay đều, đánh vào thân trà cho bật chất nhựa ra. Chất nhựa này là chất nước chứa đựng những sinh hóa dược chất của trà.

Trà lúc này có mùi chua chua vì các chất nhựa bốc ra và đã biến mất màu tái xanh để trở thành xám đậm.Trà bây giờ được để yên trên các mẹt tre hoặc các tấm phản hoặc rải trên thềm xi măng để yên trong phòng rộng mát và ẩm ta gọi là giai đoạn ủ trà.

Giai đoạn ủ trà nhằm mục đích để cho các sinh hóa dược chất. Tôi gọi chung tất cả các chất biochemical catalysts hóa hợp giữa các chất đạm protein và các chất polyphenols pectins hóa hợp với khí oxi trong không khí. Giai đoạn này được gọi chính xác là ủ trà trong tiếng việt. 

Trái lại cả người trung quốc lẫn tây phương đều dùng một danh từ sai lầm là lên men. Vì thật sự giai đoạn ủ này là để cho các hóa dược chất phối hợp với dưỡng khí oxi mà ta có thể gọi là giai đoạn oxidation chứ hoàn toàn không phải fermentation như trường hợp lên men điển hình ở rượu nho là sự phân hóa biến hợp các chất phức tạp thành các nhân tố đơn giản. Ủ trà nghĩa đơn giản là để cho các hóa dược chất ở trà thoát ra hòa hợp với dưỡng khí sau đó chà được mang đi sấy khô để làm khô đi. Khi được sấy khô các hóa dược chất ở trà này Chỉ toát ra trở lại khi tiếp xúc với nước.

Nên nhớ rằng chỉ có loại Hồng trà vào Ô long mới trải qua giai đoạn ủ. Có thể nói là tất cả các loại trà sữa rễ khác nhau chỉ vì khác ở giai đoạn ủ này mà thôi. Thời gian ủ càng lâu các hóa dược chất ở trong trà càng được oxitation cao thì màu trà càng đậm hơn và khi pha nước cho nước càng đậm màu hơn. 

3. Sấy khô

Giai đoạn sấy khô hai càn táo là giai đoạn cuối cùng. Mục đích của giai đoạn này là cô Kết tất cả các trà chất để có thể giữ được lâu bằng cách đơn giản nhất là trà được sấy khô trên ngọn lửa hoặc đặt trong máy rồi dùng hơi nóng và khô thổi qua nhiều lần. Có thể nói các chất nước trong chào đến lúc này được cô kết còn 5% và sẽ nhà ra khi có chất nước thấm vào đó là lúc ta pha trà.

Nói một cách đơn giản thì ta chia làm ba giai đoạn chính tuy nhiên trong thực tế trà sẽ trải qua nhiều tiến trình khác nhau trước khi đến người tiêu dùng. Phức tạp nhất là các loại trà được sản xuất theo cách thức Á đông cho khách Á đông. Mau chóng nhất là các loại trà đen sản xuất cho Âu Mỹ. Ngày nay các phương pháp CTC sản xuất đồng loạt thật nhanh cho nhu cầu phương tây trọng số lượng hơn là phẩm chất.

Bạn có thể xem thêm các sản phẩm Lục Trà của Trà Minh Cường tại đây: https://chetrathainguyen.com/