Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

Cách sản xuất Hồng Trà có thể bạn chưa biết?

Loại hồng trà là loại trà được sản xuất qua 3 giai đoạn chính. Các bạn cùng Trà Minh Cường tìm hiểu nhé!

1. Ải trà

Trà tươi mới hái về phải được không trong nhà hoặc ngoài nắng từ 8 giờ đến 24 giờ.Ngày trước hoặc với loại trà quý người ta thường dùng tay chải chà trên các mẹt tre phơi ở ngoài sân hay ở trong nhà thoáng khí. Với sản xuất lớn trong kỹ nghệ người ta phải dùng đến hệ thống các tấm phản lớn nếu khí hậu ẩm và lạnh lại phải dùng quạt thổi hơi ấm vào cho trà mau héo.


Giai đoạn này tiếng việt ta gọi là ải trà hay hong trà. Danh từ Hán ngữ gọi là Nuy diêu tương đương với Anh ngữ gọi là wither. Mục đích của giai đoạn này để cho trà tái đi, mất nước, và mềm hơn. Hai loại hồng trà vào ô long đều trải qua giai đoạn này.  Trái lại lục trà thì trải qua giai đoạn hơi tương tự tạm gọi là sấy mềm mà ta sẽ nói riêng ở phần sau.

2. Ủ trà

Trà sau khi hùng vài đã mất đi nửa trọng lượng cũ. Trà lúc này tại mềm được đưa vào máy quay đều, đánh vào thân trà cho bật chất nhựa ra. Chất nhựa này là chất nước chứa đựng những sinh hóa dược chất của trà.

Trà lúc này có mùi chua chua vì các chất nhựa bốc ra và đã biến mất màu tái xanh để trở thành xám đậm.Trà bây giờ được để yên trên các mẹt tre hoặc các tấm phản hoặc rải trên thềm xi măng để yên trong phòng rộng mát và ẩm ta gọi là giai đoạn ủ trà.

Giai đoạn ủ trà nhằm mục đích để cho các sinh hóa dược chất. Tôi gọi chung tất cả các chất biochemical catalysts hóa hợp giữa các chất đạm protein và các chất polyphenols pectins hóa hợp với khí oxi trong không khí. Giai đoạn này được gọi chính xác là ủ trà trong tiếng việt. 

Trái lại cả người trung quốc lẫn tây phương đều dùng một danh từ sai lầm là lên men. Vì thật sự giai đoạn ủ này là để cho các hóa dược chất phối hợp với dưỡng khí oxi mà ta có thể gọi là giai đoạn oxidation chứ hoàn toàn không phải fermentation như trường hợp lên men điển hình ở rượu nho là sự phân hóa biến hợp các chất phức tạp thành các nhân tố đơn giản. Ủ trà nghĩa đơn giản là để cho các hóa dược chất ở trà thoát ra hòa hợp với dưỡng khí sau đó chà được mang đi sấy khô để làm khô đi. Khi được sấy khô các hóa dược chất ở trà này Chỉ toát ra trở lại khi tiếp xúc với nước.

Nên nhớ rằng chỉ có loại Hồng trà vào Ô long mới trải qua giai đoạn ủ. Có thể nói là tất cả các loại trà sữa rễ khác nhau chỉ vì khác ở giai đoạn ủ này mà thôi. Thời gian ủ càng lâu các hóa dược chất ở trong trà càng được oxitation cao thì màu trà càng đậm hơn và khi pha nước cho nước càng đậm màu hơn. 

3. Sấy khô

Giai đoạn sấy khô hai càn táo là giai đoạn cuối cùng. Mục đích của giai đoạn này là cô Kết tất cả các trà chất để có thể giữ được lâu bằng cách đơn giản nhất là trà được sấy khô trên ngọn lửa hoặc đặt trong máy rồi dùng hơi nóng và khô thổi qua nhiều lần. Có thể nói các chất nước trong chào đến lúc này được cô kết còn 5% và sẽ nhà ra khi có chất nước thấm vào đó là lúc ta pha trà.

Nói một cách đơn giản thì ta chia làm ba giai đoạn chính tuy nhiên trong thực tế trà sẽ trải qua nhiều tiến trình khác nhau trước khi đến người tiêu dùng. Phức tạp nhất là các loại trà được sản xuất theo cách thức Á đông cho khách Á đông. Mau chóng nhất là các loại trà đen sản xuất cho Âu Mỹ. Ngày nay các phương pháp CTC sản xuất đồng loạt thật nhanh cho nhu cầu phương tây trọng số lượng hơn là phẩm chất.

Bạn có thể xem thêm các sản phẩm Lục Trà của Trà Minh Cường tại đây: https://chetrathainguyen.com/